Lịch sử bán độ bóng đá Việt Nam
Theo chúng tôi được biết trong 2 thập kỷ, lịch sử bán độ bóng đá Việt Nam đã phải đau đớn gánh chịu nhiều vụ bán độ gây rúng động xã hội. Các bạn hãy cùng w88 điểm lại những vụ bán độ bóng đá Việt Nam trong những năm qua nhé.
1. Tháng 7/2014: 6 cầu thủ Đồng Nai dính chàm
Sáng 29/7, Cơ quan CSĐT đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về “Tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc” đối với 10 đối tượng, trong đó có 6 cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Đồng Nai.
Danh sách 10 bị can bị khởi tố gồm: Trần Văn Ba (còn gọi là Hoàng, ở phường Tân Hiệp, TP Đồng Nai); Nguyễn Phúc Thuận (còn gọi là Thuận “trâu bò”, phường Long Bình, TP Đồng Nai); Đỗ Hoàng Hà (phường Tân Hiệp, TP Đồng Nai) và Trần Đình Hải (ngụ tại huyện Định Quán, Đồng Nai); Nguyễn Đức Thiện, Phan Lưu Thế Sơn, Nguyễn Thành Long Giang, Hà Niệm Tiến, Đinh Kiên Trung, Phạm Hữu Phát đều là cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Đồng Nai.
Sau khi trận đấu giữa Than Quảng Ninh – Đồng Nai kết thúc vào chiều 20/7, tới ngày 22/7, C45 triệu tập và bắt giữ 10 đối tượng nói trên vì tình nghi liên quan đến các hành vi đánh bạc, bán độ. Qua việc theo dõi các ổ nhóm đánh bạc bằng hình thức cá độ các trận đấu World Cup 2014, C45 phát hiện nhóm đối tượng do Nguyễn Phúc Thuận, Trần Văn Ba, Đỗ Hoàng Hà, Trần Đình Hải tổ chức cá độ bóng đá. Từ đây, C45 phát hiện nhóm cầu thủ của đội Đồng Nai có tham gia đánh bạc với Trần Văn Ba.
Riêng trận đấu giữa Than Quảng Ninh – Đồng Nai, cầu thủ Phạm Hữu Phát – Đội trưởng CLB Đồng Nai là đối tượng cầm đầu nhóm cầu thủ dàn xếp, bán tỷ số cho đối tượng Thuận. Sau đó, Thuận bán cho Hoàng.
Các đối tượng dàn xếp kèo cách biệt là 2 bàn. Số tiền các đối tượng dàn xếp tỷ số là 400 triệu đồng. Kết thúc trận đấu tỷ số là 5-3. Ngoài trận Than Quảng Ninh – Đồng Nai thì các đối tượng ở đội Đồng Nai đã dàn xếp tỉ số nhiều trận khác nhau.
2. Tháng 4/2014: 9 cầu thủ của V. Ninh Bình bị khởi tố vì tội đánh bạc
Có 9 cầu thủ V.Ninh Bình đã tham gia cá độ trận đấu giữa V.Ninh Bình và Kelantan (Malaysia) trong khuôn khổ vòng đấu bảng AFC Cup. Sau khi nhận được kết quả từ cơ quan điều tra cho thấy một số cầu thủ có dấu hiệu tiêu cực khi đội thi đấu tại AFC Cup, bầu Trường của V.Ninh Bình đã quyết định cho đội bóng tạm dừng thi đấu các giải.
V.Ninh Bình bán độ
Quyết định của ông chủ đội bóng cố đô Hoa Lư đã được thông báo bằng văn bản đến BTC giải, Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF).
Tan trận, V.Ninh Bình thắng Kelantan 3-2 và nhóm cầu thủ Ninh Bình nhận tiền thắng độ lên đến 1,02 tỉ đồng. Số tiền này được chia theo tỉ lệ tùy thuộc mức độ quan trọng của các cầu thủ tham gia. Gồm Lê Quang Hùng, Nguyễn Gia Từ, Nguyễn Văn Hưng và Lê Văn Duyệt nhận 85 triệu đồng; các cầu thủ dự bị nhận 75 triệu.
3. 2005: Tan tác thế hệ vàng ở SEA Games 23
Một số cầu thủ U23 Việt Nam tham gia cá độ, tổ chức cá độ và bán độ (chính xác hơn nên gọi là “dàn xếp tỷ số”) trận Việt Nam-Myanmar (ngày 24 tháng 11, 2005) trong SEA Games 23 tổ chức tại Philippines.
Trưa ngày 24 tháng 11, 2005 (trước khi diễn ra trận Việt Nam-Myanmar), Lê Quốc Vượng gặp các cầu thủ: Trần Hải Lâm, Lê Văn Trương, Lê Bật Hiếu, Phạm Văn Quyến, Huỳnh Quốc Anh, Châu Lê Phước Vĩnh để bàn bạc nếu Việt Nam thắng cách biệt Myanmar một bàn thì sẽ có người cho tiền từ 20 đến 30 triệu đồng, cả nhóm đồng ý thực hiện theo lời bàn của Vượng.
Thỏa thuận xong với các đồng phạm, Vượng điện thoại từ Philippines về Việt Nam thông báo với Trương Tấn Hải (cựu tuyển thủ quốc gia và CLB Cảng Sài Gòn, người môi giới để dàn xếp tỷ số và ra kèo cho các đối tượng cá độ ở Việt Nam tham gia). Kết quả trận đấu Việt Nam-Myanmar đúng như tính toán ban đầu của các đối tượng.
Ngày 26 tháng 11, 2005, Vượng lại gọi điện về nhờ bạn gái mình là Phạm Thị Cẩm Lai nhận của Trương Tấn Hải tổng cộng 490 triệu đồng. Cầu thủ Văn Quyến, Quốc Anh, Bật Hiếu mỗi người nhận từ Quốc Vượng 20 triệu đồng trong số tiền này. Quốc Anh còn cầm 20 triệu đồng hộ Châu Lê Phước Vĩnh. Văn Trương, Hải Lâm do hối hận về hành vi của mình nên không nhận tiền từ Vượng.
Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 25 tháng 1 và phúc thẩm ngày 20 tháng 4 năm 2007. Kết thúc phiên tòa, Lê Quốc Vượng bị án tù (4 năm), còn các cầu thủ khác chỉ bị án treo do có các tình tiết giảm nhẹ. Trong đó Phạm Văn Quyến, Lê Văn Trương, Trần Hải Lâm và Châu Lê Phước Vĩnh bị phạt 2 năm tù về tội tổ chức đánh bạc; Lê Bật Hiếu và Huỳnh Quốc Anh bị phạt 2 năm 6 tháng tù vì tội tổ chức đánh bạc.
4. 2005: Kỳ án Lương Trung Tuấn
Mùa bóng 2005 Trung Tuấn bị VFF treo giò do dính líu đến vụ bán độ khi còn khoác áo Hoàng Anh Gia Lai dự Cúp C1 Đông Nam Á tại Jakarta (Indonesia) năm 2003.
Sau khi dính líu đến vụ tai tiếng, Lương Trung Tuấn được Hoàng Anh Gia Lai đưa về đội Bình Định thi đấu. Bởi thực tế khi ấy Trung Tuấn vẫn là một trong những trung vệ xuất sắc nhất của bóng đá Việt Nam (HLV Calisto từng gọi anh vào đội tuyển quốc gia dự Tiger Cup 2002).
Khi Trung Tuấn về Bình Định thì án phạt của VFF chưa có. Sau đó VFF đã đưa ra án phạt treo giò Trung Tuấn ba năm, sau đó xuống hai năm rưỡi và cuối cùng chỉ còn một năm rưỡi.
Nếu khoảng thời gian một năm rưỡi này không chơi bóng, nhiều khả năng sự nghiệp của Trung Tuấn sẽ bị thui chột. Thấy vậy, hai đồng đội trong đội Bình Định lúc bấy giờ là hai tuyển thủ Thái Lan Issawa Singthong và Pipat Thongkanya liền tìm cách liên lạc với ban lãnh đạo đội Quân Cảng Thái Lan để giúp Lương Trung Tuấn sang Thái Lan thi đấu nhằm giữ phong độ và phát triển nghề nghiệp.
5. 2004: Đau đớn trọng tài bóng đá Việt Nam
Theo cáo trạng, trọng tài Lương Trung Việt đã nhúng tay vào hầu hết các phi vụ dàn xếp trận đấu của CLB Ngân Hàng Đông Á – Thép Pomina (NHĐA-TP). Lãnh đạo một số đội bóng như Nguyễn Tiến Huy, Vũ Tiến Thành (NHĐA-TP), Lê Văn Cường (Tôn Hoa Sen – Cần Thơ) đã nhờ Việt quan hệ với các trọng tài và đề nghị họ điều khiển trận đấu theo hướng có lợi cho đội bóng của mình.
Cụ thể ở V-League 2004, Nguyễn Tiến Huy, nguyên giám đốc điều hành CLB NHĐA-TP, đã đề nghị lo giúp cho đội bóng này khoảng 5-6 trận có lợi và tiền thưởng mỗi trận từ 30-50 triệu đồng.
Các trọng tài đã tham gia phi vụ cùng Việt là Phạm Hữu Lộc (nhận 15 triệu đồng), Trương Thế Toàn (12 triệu đồng), Hoàng Thế Dũng (35 triệu đồng) và Lê Văn Tú (15 triệu đồng). Ngoài ra, đối với các trọng tài khác tham gia điều khiển trận đấu, Việt cũng “bồi dưỡng” cho họ một khoản nhỏ trong phần tiền nhận được từ Nguyễn Tiến Huy.
Với vai trò “đạo diễn”, Việt đã bị kết án 7 năm tù về tội môi giới hối lộ. Cùng chịu hình phạt tù giam với bị cáo này là các cựu trọng tài FIFA Phạm Hữu Lộc và Trương Thế Toàn (mỗi người 4 năm tù về tội nhận hối l)ộ. Bị cáo Hoàng Thế Dũng (trọng tài cấp quốc gia) bị phạt tù 4 năm 6 tháng.
Án tù treo 36 tháng được áp dụng với 2 bị cáo bị kết tội có hành vi đưa hối lộ: Lê Văn Cường và Vũ Tiến Thành.
6. 2003: Nghi án bán độ trước SEA Games 22
Trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng cho SEA Games 22, đội trưởng U23 Việt Nam Vũ Như Thành bị chính HLV Riedl đưa vào “sổ đen” với nghi ngờ bán độ trong trận khai sân Mỹ Đình: thua Thân Hoa Thượng Hải 1-2. Cầu thủ này cũng dính vào nghi vấn bán độ tại Cup JVC mà anh mang băng đội trưởng.
Dù chứng cớ không thực sự rõ ràng, Liên đoàn bóng đá Việt Nam vẫn đưa ra án phạt nặng treo giò 5 năm để răn đe. Thụ án được một năm thì Như Thành được giảm án từ 5 năm xuống 2 năm rưỡi. Đến nay, bản án của Vũ Như Thành vẫn được coi là còn rất nhiều bí ẩn, được coi như một hành động “thí tốt” để ổn định đội tuyển trước thềm SEA Games 2003.
7. 2001: Sông Lam Nghệ An vô địch nhờ… đi mua
Để đoạt chức vô địch đầu tiên của mùa bóng bán chuyên nghiệp đầu thế kỷ, SLNA phải thắng được Công an Hải Phòng (CAHP) trên sân Lạch Tray ở vòng áp chót và phải thắng cả trận tiếp theo ở vòng cuối cùng. Nguyễn Hữu Thắng đã “báo cáo” với lãnh đạo đội bóng mình có quen biết với một số cầu thủ của CAHP ở đội tuyển quốc gia và có thể “lo” được nếu “bồi dưỡng một tý”.
Sau khi thống nhất, lãnh đạo đội đã giao cho Hữu Thắng 55 triệu đồng để “giải quyết công việc”. Trận đấu giữa SLNA và CAHP ngày 20/5/2001 diễn ra đúng như “kịch bản” đã dàn dựng. Kết quả là SLNA đã “lội ngược dòng” để giành chiến thắng với tỉ số 2-1. Chiến thắng này đã giúp SLNA đứng thứ hai và chỉ thua Sông Đà Nam Định (SĐNĐ) đúng một điểm. Nếu vòng đấu cuối SLNA tiếp tục thắng và SĐNĐ thua thì SLNA sẽ vô địch.
Tại vòng cuối, SLNA gặp Công an Tp. HCM; SĐNĐ gặp Cảng Sài Gòn. Nếu SLNA thắng Công an Tp. HCM và SĐNĐ thua Cảng Sài Gòn thì SLNA sẽ vô địch. Một kế hoạch mua bán nữa tiếp tục được bàn bạc và thông qua khi Hữu Thắng nói quen một số cầu thủ Đội Cảng Sài Gòn. Nguyễn Hữu Thắng lại trở thành người “đứng mũi chịu sào”, cầm 100 triệu đồng của CLB bay vào Tp.HCM gặp một số cầu thủ Cảng Sài Gòn (đối thủ của SĐNĐ) để thỏa thuận.
Ngày 27/5/2001, Đội Cảng Sài Gòn đã thắng SĐNĐ tới 5-0. Còn trên sân Vinh, SLNA thắng Công an Tp.HCM 4-3 và đoạt chức vô địch.
8. 1998: Nguyễn Phúc Nguyên Chương, từ người hùng đến tội đồ
SEA Games 1997, Nguyên Chương là người hùng với cú volley cháy lưới Singapore ở trận tranh huy chương đồng. Sau đó khi cơ quan điều tra mở chuyên án triệt hạ tiêu cực ở giải VĐQG 1997 với việc đưa CLB Hải Quan ra làm án điểm với đầu mối là đội trưởng Trương Văn Dưỡng trong mối quan hệ với trùm cá độ Sơn “Cao”.
Nguyên Chương cùng với Trần Minh Trung (anh ruột Trần Minh Chiến) là hai cầu thủ trẻ của Hải Quan vì nghe lời Trương Văn Dưỡng phải vạ lây để rồi đứng trước vành móng ngựa. Dù chỉ bị xử án treo 2 năm cho tội “đánh bạc” nhưng với án treo giò 2 năm, sự nghiệp Nguyên Chương gián đoạn rất đáng tiếc.
Năm 2005, cơ quan điều tra khởi tố vụ Nguyễn Hữu Thắng (SLNA) cầm tiền chung chi cho các cầu thủ CSG để thắng Nam Định 5-0 trong trận đấu cuối cùng mùa giải 2001, qua đó giúp SLNA vô địch. Đội trưởng CSG Nguyễn Phúc Nguyên Chương lại nhận tiếp án treo giò 2 năm, dù trước đó đã được cơ quan điều tra miễn trách nhiệm hình sự.
9. 1997: Lã Xuân Thắng phản lưới gây sốc
Trong trận đấu CAHN thắng An Giang 4-3 ở mùa giải 1997-1998, trung vệ Lã Xuân Thắng đã tung chân đá bóng vào khung thành đội nhà ở phút 90, khi thủ môn Đỗ Thành Tôn đã dâng cao. Sau trận, Thắng còn lớn tiếng rằng: “Tôi làm tôi chịu, nhưng tôi làm có phải chỉ vì mình tôi đâu”.
Lã Xuân Thắng đã bị treo giò vĩnh viễn được giật dây bởi Toàn “còi” (anh trai thủ môn Đỗ Thành Tôn) – Mạnh “bệu”, những trùm cá độ có tiếng của Hà Nội thời ấy. Vì cú sút của Lã Xuân Thắng mà một trùm cá độ khác, Thắng “tài dậu” đã mất gần một tỷ tiền độ vì ra kèo Công an Hà Nội chấp 1 trái rưỡi.
Đỗ Thành Tôn cũng dính dáng đến vụ này thì còn thi đấu tiếp vài năm nữa trước khi giải nghệ. Anh đột ngột chết ở tuổi 30, và có người cho rằng đó là một vụ tự tử do nợ đến… 6,3 tỷ đồng.
10. Tiger Cup 1996
Tiger Cup 1996, đội tuyển Việt Nam thắng trước đội yếu nhất bảng, Campuchia, 3-1 và đỉnh điểm là trận hòa 1-1 với Lào. Nhờ cú sút phạt chính xác của tiền đạo Lê Huỳnh Đức trong hiệp hai, cú sút mà sau này được gọi là cú “đá bể nồi cơm đồng đội”. Ngay thời gian nghỉ giữa hai hiệp trận gặp Lào, HLV Weigang đã tức giận lớn tiếng đe dọa đuổi về nước nhóm cầu thủ thi đấu sa sút rất khó hiểu từ đầu giải.
Ông còn kết tội số tuyển thủ này đã “phản bội Tổ quốc”, “bán độ”. Sự việc thêm nghiêm trọng vào buổi tập ngày hôm sau khi HLV Weigang kiên quyết không cho bộ tứ cầu thủ họ Nguyễn vào sân tập luyện.
Trước tài thuyết khách khéo léo của Trưởng đoàn Tô Hiền, ông Weigang đã đồng ý để 4 “nghi can” ở lại, tiếp tục thi đấu và chiến thắng 4-1 trước Myanmar, thủ hòa Indonesia 1-1 để vào bán kết.
Ở bán kết, Việt Nam để thua Thái Lan nhưng trong trận tranh HCĐ sau đó, đội tuyển đã chơi cực hay trước Indonesia, giành chiến thắng chung cuộc đầy nghẹt thở 3-2 nhờ những pha lập công của Huỳnh Quốc Cường, Công Minh và Hoàng Bửu.
11. 1985: Thể Công – CA Hà Nội 1-4 (sân Thống Nhất)
Cả hai đội đã bắt tay nhau để loại Cảng Sài Gòn ra khỏi trận chung kết và bị khán giả TP.HCM phản ứng mạnh mẽ. Không chấp nhận hành vi phi thể thao, Bộ Tổng tham mưu đã can thiệp với BTC để rút đội bóng về không tham dự giải nữa, bỏ luôn trận chung kết, sau đó kỷ luật toàn đội.
Xem thêm: Những vụ án bán nhà vì cá độ bóng đá